Sơn chống thấm - Những điều cần biết khi chọn mua sơn chống thấm

1. Sơn chống thấm là gì và để làm gì?

Sơn chống thấm là loại sơn được sử dụng giúp ngăn chặn hiện tượng thấm dột trên bề mặt thi công, xảy ra do các tác động của môi trường như nắng, mưa, độ ẩm,... Lớp sơn chống thấm này có tác dụng bảo vệ ngôi nhà của bạn, làm tăng tuổi thọ bề mặt tường, sàn… cho bề ngoài ngôi nhà luôn mới đẹp và sạch sẽ.

Mỗi loại sơn chống thấm lại có công dụng khác nhau, ngăn chặn thấm nước trên các bề mặt nằm ngang, thẳng đứng, từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài như một lớp áo giáp kiên cố, sơn chống thấm sẽ bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết.

Sử dụng sơn chống thấm ngay từ đầu khi thi công sẽ giúp gia tăng độ bền của kết cấu công trình. Nhờ đó giúp công trình bền đẹp theo thời gian, hạn chế các chi phí phát sinh như sửa chữa hư hại do thấm dột hay xử lý chống thấm về sau.

Sơn chống thấm hiện nay có được rất nhiều ưu điểm và tính năng nổi bật, đặc biệt như chống nấm mốc, chống nóng, chống kiềm và muối hóa..

2. Phân loại các loại sơn chống thấm

2.1 Phân loại theo gốc

Các loại sơn chống thấm hiện nay có rất nhiều loại, việc nắm được cách phân loại sơn chống thấm sẽ giúp bạn chọn được loại sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Cụ thể sơn chống thấm phân loại theo gốc sẽ gồm 4 loại:

  • Chống thấm gốc xi măng: Gồm 2 loại là chống thấm gốc xi măng một thành phần và chống thấm gốc xi măng hai thành phần. Ưu điểm của loại chống thấm này là độ bám dính bề mặt, khả năng chống chịu nước và tuổi thọ đều rất cao. 
  • BF.POLYTEK R45 là loại chống thấm gốc xi măng, hỗn hợ sau khi khô hoàn toàn sẽ tạo ra một màng chắn siêu đàn hồi, chông thấm, chống xé cho sàn bê tông và tường được rất nhiều thợ thi công và nhà thầu tin dùng.
  • Chống thấm gốc Bitum Polymer: Gồm 2 loại là chống thấm dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước và chống thấm dạng màng khò. Loại chống thấm này có ưu điểm là thi công nhanh, không kén các bề mặt sơn. Tuy nhiên độ bền, tuổi thọ và các nối màng có phần kém hơn các loại chống thấm khác.
  • Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu: Loại chống thấm này có rất nhiều ưu điểm như: độ bám dính tốt, khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong, có độ bền cao và rất đa năng sử dụng trong mọi sự cố chống thấm. Nhược điểm duy nhất của loại chống thấm này là giá thành tương đối cao.
  • Chống thấm gốc PU-Polyurethane: Đây là hợp chất chống thấm 1 thành phần dạng lỏng, gốc nhựa có dung môi nước, đa tính năng. Chống thấm gốc PU có khả năng bám dính, độ che phủ bề mặt, độ đàn hồi cao. Nhờ vậy các vết nứt được che phủ hiệu quả mà không bị thấm dột. Tuy nhiên giá thành của loại chống thấm này cũng cao hơn so với các loại chống thấm khác.

Sơn chống thấm trong nhà tốt cũng rất cần thiết.

2.2 Phân loại theo trong nhà - ngoài nhà

Sơn chống thấm có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ căn nhà khỏi nắng mưa, ẩm ướt, nấm mốc. Tuy nhiên việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà lại chưa được để ý bởi nhiều người quan niệm chỉ cần bảo vệ ngôi nhà từ bên ngoài là đủ. Đây là một kiến thức sai lầm, vì thế hãy cùng tìm hiểu thông tin hữu ích ngay trong bài viết sau nhé.

Sơn chống thấm trong nhà

Tại sao cần sơn chống thấm trong nhà?

Sơn chống thấm trong nhà thực chất là rất cần thiết và mang đến rất nhiều ưu điểm mà bạn chưa biết, cụ thể:

  • Bên trong nhà cũng có nhiều khu vực phải thường xuyên tiếp xúc nhiều với nước, ẩm thấp như nhà vệ sinh, hệ thống đường ống nước... Những vị trí này nếu không được sơn chống thấm bảo vệ sẽ khiến nước xâm nhập vào gây phá vỡ cấu trúc, hư hại công trình, vì thế việc xử lý chống thấm ngay từ ban đầu cho công trình là rất cần thiết.
  • Khí hậu miền Bắc, Miền Trung nước ta có mùa nồm, khiến tường dễ bị ẩm, làm xuất hiện nấm mốc thậm chí là có nước đọng chảy thành dòng ở trên tường. Sử dụng sơn chống thấm trong nhà chính là một biện pháp hữu hiệu bảo vệ các mảng tường không bị nước xâm lấn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy.
  • Giá thành của các loại sơn chống thấm trên thị trường hiện nay cũng khá hợp lý, phục vụ được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Sơn chống thấm nội thất thường tối ưu các khả năng chống kiềm hóa, muối hóa và khả năng chịu nước cho kết cấu. Việc sử dụng sơn chống thấm trong nhà kết hợp với chống thấm ngoại thất sẽ bảo vệ tối ưu cho công trình trước các nguồn thấm, hạn chế các hiện tượng rạn nứt, bong tróc sơn, hư hại kết cấu do nguồn ẩm xâm nhập.

Đối với khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước

Với các vị trí thường tiếp xúc với nước như nhà tắm, bể bơi… thì cần được chú trọng chống thấm ngay từ khi thi công thì kết cấu mới bền vững, không bị xâm lấn, hạn chế thấm dột tốt nhất.

  • Đối với bề mặt tường tiếp xúc với nguồn ẩm nhiều như nhà tắm thì có thể lựa chọn lát đá để chống nước thấm vào kết cấu. Để có hiệu quả cao hơn thì khách hàng nên sử dụng sơn chống thấm một lớp rồi mới tiến hành lát đá. Lúc này mảng tường vừa được lớp sơn chống thấm bảo vệ, vừa được lớp gạch lát chống lại sự tác động của nước, giúp kéo dài tuổi thọ hơn cho kết cấu tường.
  • Đối với vị trí sàn nhà có tiếp xúc với nhiều nguồn ẩm khác nhau. Khách hàng cũng được khuyến khích nên sơn một lớp chống thấm trước khi lát đá để có thể bảo vệ nền gạch trước sự xâm hại của các nguồn ẩm. Khi đã được sơn chống thấm rồi thì sẽ không còn lo lắng nền nhà xảy ra hiện tượng gạch bị trồi sụt do sự tác động của nguồn ẩm gây phá vỡ cấu trúc nền bên dưới.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn các loại chất chống thấm, sơn chống thấm chất lượng và nổi tiếng như Sơn Buffalo để đảm bảo hiệu quả cao nhất. Đừng vì tham rẻ mà dùng những loại vật liệu kém chất lượng dẫn đến ngấm nước, khắc phục xử lý rất tốn kém.

Với tường trong nhà

Với những mảng tường trong nhà thì bạn cũng cần sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng để xử lý nguồn thấm một cách triệt để.

  • Với những công trình mới thì nên dùng biện pháp chống thấm ngay từ đầu để bảo vệ căn nhà trước những tác động từ môi trường. Sử dụng sơn chống thấm để kết cấu tường được bền vững và không còn tốn chi phí cho việc phải sơn lại hay khắc phục hậu quả của việc diện tường bị ẩm mốc, bong tróc...
  • Đối với những căn nhà cũ đã bị ẩm mốc thì cần phải xử lý nguồn thấm một cách triệt để, sau đó đảm bảo bề mặt tường sạch, khô và ổn định rồi mới tiến hành sơn lại tường trong nhà. Lúc này để việc khắc phục mang đến hiệu quả nhất, bạn hãy chọn các loại sơn chống thấm trong nhà chất lượng có thể chống thấm ngược như BF. POLYNANO 09.

Sơn chống thấm bên ngoài

Sơn chống thấm ngoại thất là lớp sơn được phủ bên ngoài ngôi nhà của bạn, ngoài ngăn chống thấm ẩm cho ngôi nhà của bạn còn còn có thể là lớp sơn trang trí cho bên ngoài công trình. Lựa chọn được loại sơn chống thấm bên ngoài phù hợp sẽ là chìa khóa bảo vệ vẻ ngoài mới đẹp và chắc chắn cho ngôi nhà, mỗi cách chống thấm sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

  • Với dòng sơn chống thấm bên ngoài BF.POLYNANO 09  giúp bạn tiết kiệm chi phí khi không cần sử dụng sơn lót và bột trét, giảm số lớp sơn. Loại sơn này có thể pha màu theo nhu cầu của khách hàng, chông thấm, chống rêu mốc, chống nóng tuyệt hảo, bền màu màng sơn bóng tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà bạn.
  • Tùy theo nhu cầu của gia chủ. Quy khách có thể chọ chất phủ Ngoại Thất cao cấp BF.PU 168 là lóp phủ có tinh đàn hồi cực kỳ cao. Chống Thấm, chông nóng chống nứt tường và rêu mốc cực kỳ hiệu quả.

3. Các câu hỏi thường gặp khi chọn lựa và sử dụng sơn chống thấm

Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc được đặt ra khi lựa chọn và sử dụng sơn chống thấm. Dưới đây sẽ là lời giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp nhất mà được nhiều khách hàng quan tâm nhất.

Câu hỏi 1: Có nên sơn chống thấm không?

Trả lời: Sơn chống thấm được mệnh danh là lớp “áo giáp” bảo vệ cho ngôi nhà của bạn, giúp giảm thiểu các hiện tượng thấm dột, rêu mốc, kiềm hóa trên các bề mặt nhất là các công trình ngoại thất như ban công, tường nhà,... Ngoài ra còn lấp những vết nứt, tạo độ láng mịn cho bề mặt sàn, tường khi nhìn vào.

Bởi vậy, với những bề mặt thường xuyên tiếp xúc và đọng nước, việc sử dụng sơn chống thấm rất cần thiết.

Câu hỏi 2: Sơn chống thấm bao lâu thì khô?

Trả lời: Tuỳ vào từng loại sơn cũng như các yếu tố tác động: độ ẩm, nhiệt độ, môi trường, bề mặt công trình cũ hay mới… mà thời gian lớp sơn chống thấm khô sẽ có sự chênh lệch.

Nhưng xét trong các điều kiện thông thường, thời gian sơn chống thấm khô bề mặt sẽ khoảng 30 - 60 phút và để khô hoàn toàn mất từ 3 - 4 giờ. Trong điều kiện thời tiết, môi trường không thuận lợi (ẩm thấp, bề mặt tường cũ) thời gian để sơn khô hoàn toàn có thể kéo dài từ nửa ngày đến một ngày.

Câu hỏi 3: Sơn chống thấm có cần sơn lót không?

Trả lời: Tuỳ thuộc vào loại sơn chống thấm mà bạn dùng thì có thể cần dùng sơn lót hoặc không. Với sơn chống thấm pha với xi măng hoặc lăn trực tiếp sẽ không cần sơn lót. Với một số loại sơn chống thấm đặc biệt khác tuỳ từng thương hiệu mà sẽ phải sử dụng thêm 1 lớp sơn lót bên trong. Điều quan trọng nhất vẫn là một bề mặt sạch,, khô, ổn định và mịn. Với sản phẩm POLYNANO 09 bạn có thể không cần sơn lót.

Câu hỏi 4: Sơn chống thấm có độc không?

Trả lời: Những loại sơn chống thấm chất lượng, uy tín thì sẽ không độc hại, luôn đảm bảo an toàn cho người thi công và sử dụng. Tuy nhiên người dùng cần phải lưu ý lựa chọn loại sơn chống thấm của các thương hiệu nổi tiếng như Sơn Buffalođể có thể thể đảm bảo về chất lượng.

Hiện nay, các sản phẩm sơn chống thấm của Sơn Buffalonhư chất chống thấm WP 100, Sơn chống thấm WP 200... đều là sản phẩm cao cấp, không độc hại, không chứa các kim loại nặng như Selen, Asen, chì, thủy ngân, an toàn cho cả người thi công và người sử dụng, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.Sơn chống thấm WP 200 của Sơn Buffalođảm bảo an toàn cho bạn.

Câu hỏi 5: Sơn chống thấm có màu gì?

Trả lời: Nhiều người cho rằng sơn chống thấm có màu sắc đa dạng như sơn nội ngoại thất bình thường nhưng thực tế không phải vậy. Chất liệu chống thấm thường là hóa chất dạng lỏng, không màu, khi bạn pha với xi măng trắng thì sẽ có màu trắng, khi pha với xi măng xám thì sẽ có màu xám chứ không có màu sắc đa dạng.

Tuy nhiên, trên thị trường có những dòng sơn chống thấm cao cấp như Sơn chống thấm WP 200 của Sơn Buffalođược sản xuất với công nghệ hiện đại nên sẽ có thêm một số màu như: màu xám nhạt, màu xám đậm và sơn chống thấm màu vàng (màu sơn khá phổ biến tại Việt Nam). Đặc biệt, với dòng sơn chống thấm WP 200 này bạn sẽ không cần lót, không cần bả, không cần pha loãng mà có thể thi công trực tiếp lên bề mặt tường đứng, rất tiện lợi và nhanh chóng.

Câu hỏi 6: Sơn chống thấm có hiệu quả không?

Trả lời: Sơn chống thấm sẽ được thẩm thấu vào sâu bên trong bề mặt lớp vữa, bê tông và bít các lỗ trống, vết nứt, kẽ nứt bằng hợp chất các gốc kỵ nước, tạo nên bề mặt phủ vững chắc và có độ bền cao theo thời gian.

Vì lý do đó mà sơn chống thấm có hiệu quả rất cao trong việc hạn chế thấm dột và tăng độ bền cho bề mặt công trình thi công. Giúp hạn chế khả năng thấm nước, rêu mốc, kiềm hoá bề mặt khi chịu tác động của bên ngoài như môi trường, thời tiết.

Câu hỏi 7: Sơn dầu có chống thấm được không?

Sơn dầu thường được sử dụng trên các bề mặt gỗ, kim loại để bảo vệ trong các điều kiện khắc nghiệt; nhưng đối với sơn chống thấm trong nhà hay sơn chống thấm ngoài trời thì sơn gốc dầu không nên sử dụng làm sơn chống thấm những nhược điểm sau:

  • Độ bền thấp: Nhanh bong tróc sau một thời gian dài sử dụng trong khi lớp sơn chống thấm thường ưu tiên độ bền.
  • Sơn dầu có mùi khó chịu.

Sơn dầu có thể sử dụng làm lớp sơn lót chống kiềm, chống rêu mốc tuyệt hảo với công trình yêu cầu sơn tường ngoại thất có độ bền cao.

Với 2 nhược điểm lớn trên hy vọng bạn sẽ trả lời được câu hỏi Sơn dầu có chống thấm được không và đưa ra cho mình sự lựa chọn tối ưu nhất với sản phẩm sơn chống thấm chuyên dụng của Nippon

4. Những sai lầm kinh điển khi thực hiện chống thấm.

Sai lầm thứ 1: Chỉ chống thấm những nơi ẩm ướt như vệ sinh, khu trồng cây, hồ bơi.

Việc thấm dột có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong ngôi nhà của chúng ta.Đa phần bởi tác động từ môi trường: ẩm thấp, nắng gắt, mưa… luôn đánh vào những yếu điểu trong cấu trúc. Vì vậy, những nơi tiếp xúc nhiều với môi trường như tường ngoài, sàn mái, mặt tiền mặt hậu … là những nơi cần ưu tiên thi công chống thấm. Việc chống thấm là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất gia tăng tuổi thọ công trình.

Sai lầm thứ 2: Sau khi loại bỏ lớp sơn cũ là có thể tiến hành chống thấm ngay.

Không chỉ riêng thi công sơn chống thấm tường mà với bất cứ lớp sơn nào, BuffaloPaint VIệt Nam luôn khuyến cáo bạn nên giữ cho bề mặt tường không chỉ sạch, mà còn khô và ổn định với những tiêu chí rõ ràng trong thang đo.

Sai lầm thứ 3: Thấm ở đâu chống ở đấy để tiết kiệm.

GIây phút bạn nhìn thấy vết thấm ẩm tường cũng đồng nghĩa với việc tường nhà bạn đã bị thấm, ẩm từ trước đó lâu rồi. Điều này dẫn đến dù có khắc phục với việc chống thấm thì cấu trúc tường hay thậm chí bê tông cốt thép đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi đó hiệu quả của thi công chống thấm cũng giảm đi đáng kể, vất vả và tốn kém hơn rất nhiều.

Sai lầm thứ 4: Tôi đã thi công sơn chống thấm nên nhà tôi chẳng bao giờ phải lo thấm nữa.

Thế giới này không có gì là vĩnh cửu và lớp sơn chống thấm của bạn cũng vậy. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm trước những tác động của thời tiết nhưng những vấn đề khác như co ngót của bê tông có thể khiến lớp sơn chống thấm không còn được như ngày đầu. Vì vậy bạn nên kiểm tra định kỳ ngôi nhà của mình, nhất là trước mùa mưa bão hay nồm ẩm nhé.

Chia sẻ: